PHÂN TÍCH LỢI ÍCH CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VỚI NGÀNH DƯỢC

LỢI ÍCH CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI NGÀNH DƯỢC




Với công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, chúng ta chỉ cần 1 cái Click chuột là đã có thể tìm kiếm được mọi thứ một cách dễ dàng và nhanh chóng. Vì vậy, việc tận dụng Thương mại Điện tử giúp người bán hàng có thể tiếp cận khách hàng và tìm kiếm được đối tác để trao đổi trong việc mua bán sản phẩm,…

Đây là một ứng dụng thông minh trong việc phân phối và tiêu thụ sản phẩm.

Với sự phát triển của ngành thương mại điện tử trong mọi ngành nghề cùng với nhu cầu mua sắm các sản phẩm online của khách hàng thì việc áp dụng thương mại điện tử vào ngành Dược là vô cùng cần thiết bởi nó đem đến cho chúng ta rất nhiều những lợi ích to lớn.

Vậy thì lợi ích của thương mại điện tử với ngành dược như thế nào?


Đầu tiên, là lợi ích đối với các tổ chức

I. Các nhà máy sản xuất, công ty phân phối:

1. Mở rộng thị trường, tìm kiếm, tiếp cận người cung cấp, khách hàng và đối tác trên toàn thế giới.

Ví dụ : Nhà máy, nhà phân phối ở Hà Nội nhưng vẫn dễ dàng cung ứng hàng hoá cho khu cực miền Nam, miền Trung, khu vực Tây Bắc,.. thông qua website và qua các đơn vị vận chuyển.

2. Giảm chi phí giấy tờ, chi phí chia sẻ thông tin, in ấn, gửi văn bản, thư mời... truyền thống tới các đối tác, doanh nghiệp.

Ví dụ : Các công ty áp dụng xuất hoá đơn điện tử cho nhà thuốc, quầy thuốc

Gửi thư mời điện tử cho khách hàng khi có hội nghị chăm sóc khách hàng mà không cần phải in thư mời gửi tất cả các khách hàng.

Đăng các thông tin trên website thông báo tới khách hàng.

...

3. Cải thiện hệ thống phân phối: Giảm lượng thuốc và thực phẩm chức năng phải lưu kho, phân phối hàng nhanh hơn nhờ thị trường internet rộng lớn.

Ví dụ : 1 công ty có thể phục vụ nhu cầu trên toàn nước thậm chí trên toàn thế giới khiến lượng hàng hoá được phân phối nhiều hơn, tránh tình trạng lưu kho.

4. Dễ dàng cập nhật thông tin hàng hoá về số lượng, giá cả, mẫu mã,... qua website.

Ví dụ : Bản thân em vẫn thường xuyên cập nhật về gia cả hàng hoá qua các website của công ty, đầy đủ, tiện lợi.

II, Đối với nhà thuốc, quầy thuốc:




1. Thời gian: Hoạt động kinh doanh bán thuốc & Thực phẩm chức năng được thực hiện 24/7

Ví dụ : Trước đây nhà thuốc chỉ hoạt động từ 7h - 22h, nhưng hiện nay các fanpage, website,... phục vụ tư vấn khách hàng 24/24 bất kể lúc nào khách hàng có nhu cầu  

2. Củng cố quan hệ khách hàng thông qua việc giao tiếp thuận lợi qua mạng.

Ví dụ : Dễ dàng chăm sóc khách hàng cũ bằng cách lập các nhóm khách hàng thân thiết trên zalo, facebook,... Cá nhân quầy thuốc của em cũng đang thực hiện chăm sóc khách hàng qua nhóm zalo nên rất dễ dàng chăm sóc khách cũng như thông tin về chương trình mỗi tháng.

3. Dễ dàng cập nhật thông tin hàng hoá về số lượng, giá cả, mẫu mã,... qua website mà không cần thông qua trình dược viên.

Ví dụ: Các nhà thuốc chỉ cần vào website của công ty là có thể nắm đầy đủ về mặt hàng, mẫu mã, giá cả, chương trình khuyến mại, ...

1 trong những web mà các bạn có thể tham khảo về các mặt hàng dược phẩm như : https://giathuochapu.com/

4. Dễ dàng trong việc quản lý, theo dõi hoạt động của nhà thuốc, quầy thuốc.



Ví dụ: 

Phần mềm bán hàng giúp nhà thuốc quầy thuốc nắm được các số lượng, hạn dùng, giá cả của các mặt hàng trong quầy.

5. Dễ dàng tìm kiếm thêm các kênh phân phối trên sàn thương mại điện tử.

Ví dụ: Lấy hàng trực tiếp qua công ty, giao hàng qua đơn vị vận chuyển.

6. Có thêm các tệp khách hàng mới trên facebook, zalo, shopee, tiktok shop,...

Ví dụ: Quầy thuốc của em ngoài kinh doanh truyền thống thì hiện nay có đăng tải sản phẩm trên facebook cá nhân, zalo, tiktok shop và mỗi tháng cũng thu về 10-20 khách hàng onlien thông qua các phương tiện trên.


II, Đối với sở y tế

1. Dễ dàng trong việc thông báo các cập nhật, thông in quan trọng từ Sở y tế tới các nhà thuốc, quầy thuốc,... trong địa bàn.

Ví dụ : Trước đây khi chưa áp dụng thương mại điện tử mỗi lần có thông báo gì thì Sở y tế cần phải in thông báo ra và gửi về từng nhà thuốc, quầy thuốc trên địa bàn vô cùng tốn kém về thời gian và tiền bạc. Bây giờ khi áp dụng thương mại điện tử thì các thông báo của Sở y tế dễ dàng được truyền đạt qua nhóm zalo của tỉnh, trên website chính thức của Sở y tế.

2. Quản lý được việc thực hiện quy định về kinh doanh của các nhà thuốc, quầy thuốc...

Ví dụ : Phần mềm liên thông với sở y tế của các nhà thuốc, quầy thuốc giúp Sở Y Tế quản lý được việc bán thuốc theo đơn, xuất nhập hàng hóa của các đơn vị trên địa bàn 1 cách dễ dàng.


Thứ hai là lợi ích của thương mại điện tử đối với cá nhân:



1. Vượt giới hạn về không gian và thời gian.

Ví dụ : Người bệnh có thể ngồi tại nhà thậm chí nằm tại giường để online mua thuốc, thực phẩm chức năng, thiết bị y tế vào bất kể thời gian nào.

2. Có nhiều lựa chọn về các sản phẩm thuốc, thực phẩm chức năng, thiết bị y tế có tác dụng tương tự, mẫu mã đa dạng, công ty trong và ngoài nước...

Ví dụ : Bạn muốn mua tinh dầu hoa anh thảo, chỉ cần lên google search "tinh dầu hoa anh thảo" là đã ra rất nhiều sự lựa chọn đủ mẫu mã trong và ngoài nước rồi.





3. Giá cả cạnh tranh nên sẽ ưu đã hơn, giao hàng tận nhà, dễ dàng đổi trả,...

Ví dụ: Muốn mua thuốc trị mụn Dermafort chỉ cần lên google search sẽ cho bạn đủ sự lựa chon các website cảu nhà thuốc quầy thuốc hay các sản thương mại điện tử Shopee, Lazada,... bạn chỉ cần tìm địa chỉ tin cậy và click thôi.


4. Dễ dàng tìm được thông tin về sản phẩm phong phú đa dạng, có đầy đủ công dụng, cách dùng,  liều dùng, chỉ định, chống chỉ định... Các sản phẩm được đưa lên website đều là các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng đảm bảo về chất lượng, nguồn gốc nên người mua có thể yên tâm mua sắm.

Ví dụ: cần thông tin gì khách hàng chỉ cần vào website của công ty là đã có đầy đủ.


Trên đây là những lợi ích vô cùng tuyệt vời mà thương mại điện tử mang đến cho ngành dược.

Cá nhân tôi vừa là quầy thuốc, vừa là khách hàng tôi đã và đang úng dụng thương mại điện tử trong công việc và đã đem đến những kết quả vô cùng khả quan.

Bản thân tôi có thể dễ dàng nghiên cứu mẫu mã, thành phần, công dụng, cũng như gia cả, chương trình khuyến mại của công ty thông qua các website để nhập hàng hoá và việc xuất hoá đơn điện tử khiến tôi dễ dàng lưu lại trong gmail và đưa ra khi cơ quan chức năng yêu cầu.

Thương mại điện tử cũng giúp tôi tới gần hơn với khách hàng ở khắp mọi nơi, tôi dễ dàng đăng bán các sản phẩm trên facbook cá nhân, fanpage, tiktok shop,... và khách hàng dễ dàng thấy được sản phẩm của tôi và nếu có nhu cầu họ có thể đặt mua trực tiếp cũng có thể liên hệ để được tư vấn thêm.

Tôi thành lập nhóm zalo đối với khách hàng thân thiết giúp tôi dễ dàng chăm sóc khách hàng cũ đồng thời thông báo tới họ các chương trình cảu quầy thuốc.

Tôi đã áp dụng và bước đầu thành công. Còn bạn thì sao??? Bạn đã ứng dụng thương mại điện tử vào ngành dược chưa?? HÃY THỨ ÁP DỤNG VÀ CHIA SẺ VỚI TÔI THÀNH QUẢ NHÉ!!!

Nhận xét

Bài đăng phổ biến